Các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam | 6 hạng bằng thông dụng

0

Bạn có nhu cầu thi bằng lái xe ô tô nhưng chưa biết nên thi loại bằng gì để đáp ứng nhu cầu sử dụng và điều kiện của bản thân? Vậy thì hãy tham khảo ngay các loại bằng lái xe ô tô mới nhất và thông dụng nhất tại Việt Nam để hiểu rõ hơn nhé!

Khái niệm về bằng lái xe ô tô

Bằng lái xe ô tô là một loại giấy phép do Bộ giao thông vận tải cấp cho công dân. Cho phép cá nhân đó có thể vận hành, lưu thông và tham gia giao thông bằng các phương tiện xe cơ giới.

Để được cấp bằng lái xe ô tô, các cá nhân phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Đồng thời phải trải qua bài thi lý thuyết và kỳ thi sát hạch lái xe theo quy định. Chương trình học và thời gian đào tạo sát hạch được phân bổ tùy theo từng hạng bằng lái. Mức phí đào tạo và thi các loại bằng lái ô tô hiện nay cũng khác nhau tùy theo từng hạng. 

Tìm hiểu các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam
Tìm hiểu các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam

6 loại bằng lái xe ô tô thông dụng tại Việt Nam

Các loại bằng lái xe ô tô 2020, 2021, 2022 là gì? – Đây là một trong những câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người dùng trong suốt thời gian vừa qua.

Quy định các loại bằng lái xe ô tô hiện nay ở nước ta được thể hiện rõ trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới do Bộ giao thông vận tải ban hành. Theo Thông tư, có các loại bằng lái xe sau: 

Bằng lái xe ô tô hạng B1

Hạng bằng lái này được chia thành 2 loại, đó là:

– Bằng lái B1 số tự động: Cấp cho các công dân điều khiển xe số tự động, không hành nghề lái xe. Các phương tiện điều khiển gồm có:

  • Ô tô chở người có 9 chỗ ngồi (bao gồm cả chỗ ngồi của người lái)
  • Ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dụng, có trọng lượng dưới 3.5 tấn. 
  • Ô tô cho người khuyết tật.

– Bằng lái B1: Dành cho đối tượng không hành nghề lái xe, điều khiển xe số sàn + xe số tự động. Các phương tiện điều khiển gồm có:

  • Ô tô chở người có 9 chỗ ngồi (bao gồm cả chỗ ngồi của người lái)
  • Ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dụng, có trọng lượng dưới 3.5 tấn. 
  • Ô tô cho người khuyết tật.
Bằng lái hạng B1
Bằng lái hạng B1

Bằng lái hạng B1 số tự động là một trong các loại bằng lái xe ô tô được nhiều người lựa chọn nhất bởi các ưu điểm sau: dễ học, dễ tiếp thu, thời gian học ngắn hơn so với các loại bằng lái khác. Tuy nhiên, bằng lái này không để sử dụng để hành nghề lái xe, kinh doanh dịch vụ vận tải được. 

Đối tượng thi bằng lái B1 phải đủ 18 tuổi trở lên. Thời gian sử dụng bằng lái là đến 55 tuổi (đối với nữ) và 60 tuổi (đối với nam). Đối với người điều khiển là nữ trên 45 tuổi và nam trên 50 tuổi thì giấy phép có thời hạn 10 năm (kể từ ngày cấp). 

Bằng lái ô tô hạng B2

Đây là một trong các loại bằng lái xe ô tô phục vụ cho mục đích kinh doanh vận tải phổ thông và cơ bản nhất. Bằng lái B2 thường được nhiều cá nhân mới học lái ô tô lựa chọn bởi tính tiện dụng, được phép hành nghề lái xe và sử dụng được hầu hết mọi loại xe cơ bản tại Việt Nam, gồm có:

  • Ô tô chuyên dụng được thiết kế với trọng tải dưới 3.5 tấn
  • Các loại xe thuộc phạm vi của giấy phép lái xe hạng B1

Tuy nhiên, thời hạn của bằng lái xe B2 chỉ có 10 năm, kể từ ngày được cấp. Đối tượng dự thi sát hạch buộc phải đủ 18 tuổi và không vướng bất kỳ vấn đề pháp lý nào. 

Bằng lái hạng B2
Bằng lái hạng B2

Bằng lái xe ô tô hạng C

Bằng lái hạng C cho phép các cá nhân hành nghề lái xe và điều khiển các phương tiện sau:

  • Ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng được thiết kế từ 3.5 tấn trở lên
  • Máy kéo, kéo 1 rơ moóc trọng tải trên 3.5 tấn
  • Các loại phương tiện thuộc phạm vi giấy phép lái xe hạng B1, B2

Nếu muốn dự thi sát hạch bằng lái xe C, người tham dự phải đủ 21 tuổi trở lên và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký (giấy khám sức khỏe, đơn đăng ký, CCCD,…). Thời gian của giấy phép lái xe hạng C là 5 năm (kể từ ngày cấp). 

Bằng lái hạng C
Bằng lái hạng C

Bằng lái xe ô tô hạng D

Tiếp theo trong danh sách các loại bằng lái xe ô tô cơ bản tại Việt Nam là giấy phép lái xe hạng D, chủ yếu được các tài xế hành nghề lái xe nhiều chỗ, chuyên dùng chở khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải,…

Lái xe được cấp bằng hạng C có thể điều khiển các loại phương tiện sau:

  • Ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ, bao gồm cả vị trí của tài xế
  • Các phương tiện được quy định trong giấy phép hạng B1, B2, C

– Điều kiện dự thi:

  • Từ 24 tuổi trở lên
  • Hành nghề lái xe tối thiểu 5 năm
  • Có bằng lái hạng B2 hoặc C
  • Học vấn từ Trung Học Cơ Sở (THCS) trở lên

– Thời hạn bằng lái: 5 năm (kể từ ngày cấp)

Bằng lái hạng D
Bằng lái hạng D

Bằng lái xe ô tô hạng E

– Các loại xe điều khiển:

  • Ô tô chở người có từ 30 chỗ trở lên
  • Các phương tiện được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D,

– Điều kiện dự thi sát hạch:

  • Đủ 24 tuổi trở lên
  • Có ít nhất 5 năm hành nghề lái xe hạng D, tốt nghiệp THCS hoặc cấp bậc tương đương
  • Có các bằng hạng thấp hơn như B2, C, D

– Thời hạn bằng lái: 5 năm (kể từ ngày được cấp)

Bằng lái xe hạng E
Bằng lái xe hạng E

Bằng lái xe ô tô hạng F

Đây là cấp bậc cao nhất trong tất cả các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam. Để được cấp bằng này, người lái phải có nhiều năm kinh nghiệm và thực sự am hiểu về điều khiển các phương tiện giao thông. Bên cạnh đó, bằng lái xe hạng F chỉ cấp cho các đối tượng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Đủ 27 tuổi trở lên
  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm hành nghề lái xe hạng E
  • Đã có các bằng lái xe hạng thấp hơn như B2, C, D, E và điều khiển xe ô tô tương ứng, kéo rơ moocs có trọng tải > 750kg, ô tô khách nối toa

Xem thêm: Thủ tục sang tên xe ô tô | Quy định giấy tờ và lệ phí mới nhất

Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra biển số xe ô tô Online mới nhất | TTĐK

Quy định cụ thể về bằng lái xe hạng F như sau:

  • Hạng FB2: Cho phép lái các phương tiện được quy định trong giấy phép hạng B2 có kéo rơ moóc và các phương tiện được quy định trong bằng lái hạng B1, B2
  • Hạng FC: Cho phép điều khiển các phương tiện trong bằng lái hạng C có kéo ô tô đầu kéo, kéo rơ moóc và các loại xe được quy định trong B1, B2, C, FB2
Bằng lái hạng FC
Bằng lái hạng FC
  • Hạng FD: Cho phép điều khiển các phương tiện được quy định trong bằng lái hạng D có kéo rơ moóc và các loại xe được quy định trong bằng lái hạng B1, B2, C, D, FB2
  • Hạng FE: Cho phép điều khiển các loại phương tiện được quy định trong bằng lái hạng E có kéo rơ moóc, ô tô chở khách nối toa và các phương tiện được quy định trong bằng lái hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD

Giá học phí các loại bằng lái xe ô tô tham khảo

Chi phí đào tạo và thi bằng lái ô tô gồm có 2 khoản phí chính, đó là:

  • Chi phí học bằng lái: Bao gồm làm hồ sơ, học lý thuyết + thực hành
  • Chi phí thi sát hạch: Phí sát hạch lý thuyết, sát hạch thực hành

Dưới đây là giá các loại bằng lái xe ô tô cho bạn đọc tham khảo:

  • Hạng B1: 12 – 15 triệu 
  • Hạng B2:  14 – 17 triệu 
  • Hạng C: 16 – 19 triệu

Ngoài ra, còn một số khoản phí phát sinh khác như: phí xăng xe đi lại, phí thuê xe chíp, chi phí ăn uống,… 

Chi phí thi bằng lái xe ô tô
Chi phí thi bằng lái xe ô tô

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại bằng lái xe ô tô thông dụng ở Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết về sự khác biệt giữa các loại bằng lái xe ô tô ở Nhật và ở nước ta, các bạn hãy truy cập vào website mayruaxehoanglien.com để hiểu rõ hơn nhé!